Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Có rất nhiều loài cây càng lớn thân càng to, như cây bạch dương Canada, lúc mới trồng chỉ bé bằng chiếc đũa, sau một đến hai năm thân cây to dần ra và sau 10 năm thì phát triển thành một cây rất to.

Thế nhưng loài tre lại không như vậy. Tre cũng sinh trưởng nhiều năm, nhưng thân vừa mới nhô lên khỏi mặt đất là không to ra nữa, dù chúng có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, thân chúng cũng chỉ như thế mà thôi.

Vậy nguyên do từ đâu?

Bởi vì tre là loài cây một lá mầm, mà các loài cây thông thường khác phần lớn là cây hai lá mầm. Cấu tạo của thân cây của hai loại này rất khác nhau, điều khác biệt chủ yếu là thân cây hai lá mầm có lớp hình thành. Nếu bạn cắt một thân cây hai lá mầm ra làm những miếng rất mỏng để quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy được từng mao mạch là lớp vỏ dai, lớp trong là phần lõi gỗ, lớp kẹp giữa lớp vỏ dai và phần lõi gỗ là lớp hình thành. Bạn không nên xem nhẹ lớp hình thành mỏng này, bởi vì cây có to ra được hay không là dựa hoàn toàn vào nó. Tầng hình thành này rất sinh động, mỗi năm đều có sự phân chia tế bào, tạo ra lớp vỏ dai và phần lõi gỗ mới, thế là thân cây to ra năm này qua năm khác.

Nếu bạn cắt ngang thân cây một lá mầm ra thành mảnh mỏng và quan sát dưới kính hiển vi cũng có thể thấy từng bó mao mạch, lớp ngoài cùng của bó mao mạch cũng là lớp vỏ dai, bên trong là phần lõi gỗ, nhưng giữa hai phần này lại không có lớp hình thành sinh động, cho nên thân cây một lá mầm chỉ có thể phát triển to khi bắt đầu mọc lên, đến một mức độ nhất định thì không to thêm nữa.

Vậy loài tre có thể to ra được bao nhiêu? Ở huyện Phụng Tân tỉnh Giang Tây Trung Quốc có một cây tre to, từ phần rễ ở mặt đất cho tới phần ngọn cao 22m, thân trên to 58cm, thân dưới to 71cm, có thể coi là “vua” của các loài tre.

Ngoài tre ra ta còn thấy có lúa mì, lúa nước, cao lương, ngô… đều là những cây một lá mầm, cho nên thân chúng sau khi lớn đến một độ nhất định sẽ không to thêm nữa.