Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào?

Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau.

Đối với động vật nhỏ thì phương pháp truyền thống trước đây là trong khu vực phân bố của chúng, vạch mẫu ra một phạm vi nhỏ, sau đó tiến hành đếm, cuối cùng tính ra số động vật trong khu vực phân bố này.

Cách đây không lâu, nhà hóa học khí tượng – giáo sư ở Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Hoa Kỳ, khi nghiên cứu loài mối, đã phân tích rất nhiều tổ mối ở Đông Phi, và dùng máy vi tính ghi lại số con mối trong mỗi tổ mối. Họ cho rằng, bình quân một tổ mối có khoảng 2.000.000 ~ 3.000.000 con mối.

Đối với động vật loại lớn có thể áp dụng phương pháp đếm trực tiếp. Số động vật được đếm như vậy chính xác hơn so với con số tính toán hoặc dự đoán. Những người như nhà sinh vật học Charles.A.Manen ở Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Hoa Kỳ, khi khảo sát loài cá sấu mồm rộng ở công viên quốc gia Manu vùng Đông Nam Pêru thuộc Châu Nam Mĩ, căn cứ vào đặc điểm, hai mắt phát sáng vào ban đêm của loài động vật này, khi ngồi thuyền độc mộc theo dõi bên hồ vào ban đêm thì có thể nhìn thấy điểm phát sáng màu đỏ to nhỏ không giống nhau. Những đôi mắt này đều là của cá sấu mồm rộng lớn nhỏ. Đếm con số và sự lớn nhỏ của những điểm sáng màu đỏ thì có thể biết được số lượng cá sấu mồm rộng và kích thước của chúng.