Tại sao tò vò lại giống ong vò vẽ?

Có một loại côn trùng được gọi là tò vò, hình dáng của nó lại không hề liên quan gì đến loại sâu thiên ngưu mà chúng ta biết, bất luận nhìn về sự lớn nhỏ, hình dáng, màu sắc hay là các phương diện khác thì nó đều giống một con vò vẽ, tại sao tò vò lại giống ong vò vẽ vậy?

Chúng ta biết, ong vò vẽ có một thứ vũ khí làm người ta sợ hãi, đó chính là ngòi độc sắc nhọn. Nếu như ai bị ngòi độc chích vào, không những rất đau mà còn nguy hiểm đến cả tính mạng nữa. Do vậy, không chỉ là các loài động vật mà ngay cả con người cũng phải sợ mà tránh xa ong vò vẽ. Còn tò vò không giống như vậy. Trong giới tự nhiên nó không phải là nhân vật ghê gớm gì. Để lo lắng đến an toàn của bản thân, tò vò sẵn sàng nương thân vào loài ong vò vẽ, làm lá chắn cho mình. Khi nó khoác chiếc áo bên ngoài giống như ong vò vẽ bay qua bay lại trên không trung thì các động vật khác không ngừng tránh xa mà còn rất sợ hãi nữa!

Bản lĩnh này của tò vò được gọi là ngụy trang (có màu sắc giống màu sắc xung quanh để tự vệ), trên thực tế trong thế giới tự nhiên, rất nhiều động vật nhỏ bé, xuất phát từ lợi ích của bản thân có thể bắt chước hình dáng của các loài khác. Loài bướm lá khô nổi tiếng cũng là một trong những số đó, chúng lẫn lộn trong một đống lá rơi, cho dù mắt của bạn có tinh lắm thì mới đầu nhìn chắc là sẽ bị nó lừa, bởi vì chúng thực sự rất giống một chiếc lá khô, một cơn gió thổi qua thì nó cũng giống như chiếc lá bay đi bay lại trong gió.

Còn có một loài ếch mắt lồi, ngoài đôi mắt mọc bình thường trên đầu ra, hai bên lưng của nó cũng có hai hoa văn giống y hệt như đôi mắt, kiểu ngụy trang này có tác dụng gì vậy? Các nhà khoa học khi quan sát nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đây là một biện pháp phòng ngự rất thông minh. Bởi vì loài bắt mồi rất nhạy cảm đối với mắt, chúng vừa nhìn thấy mắt, thì phản ứng đầu tiên chính là đã bị đối phương phát hiện, do đó đã gây ra sự sợ hãi trong thời gian ngắn, như vậy làm cho ếch mắt lồi có cơ hội chạy trốn, cho dù loài bắt mồi có lấy hết dũng cảm, mục tiêu tấn công cũng là phía sau lưng thì sự tổn thương của ếch mắt lồi có thể giảm đi tới mức nhỏ nhất.

Vây ở lưng của cá ông cụ cũng qua mô phỏng đã trở thành hình dáng của tảo biển, “mồi câu cá” của nó rung nhẹ đã thu hút những loài cá nhỏ coi tảo biển làm thức ăn tìm đến, những con cá con đâu ngờ rằng đó thực ra là kẻ địch của chúng đã bày ra kĩ xảo bắt mồi. Cá ông cụ không cần phải đánh đuổi đến cùng, nó chỉ cần lay động vây lưng của mình thì những miếng mồi ngon sẽ liền tự động đến, kiểu ngụy trang như vậy trong thế giới tự nhiên cũng có một phong cách riêng.

Kiểu mô phỏng là hành vi đặc biệt của động vật được hình thành trong sự tiến hóa lâu dài của thế giới tự nhiên, thực hiện hành vi mô phỏng cũng đa số là các động vật tương đối bé nhỏ, nếu không thì chúng rất dễ bị kẻ thù tiêu diệt.