Mẹ của cừu Dolly là ai?

Cừu Dolly có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kỹ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kỹ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Tại sao nói như vậy? Chúng ta hãy nhìn toàn bộ quá trình ra đời của cừu Dolly.

Đầu tiên, các nhà khoa học lấy ra một tế bào từ trong tuyến sữa của một con cừu mẹ, đây là một tế bào bình thường mà bản thân không có khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng tế bào ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó lại tách nhân tế bào của nó ra dùng cho bước thứ hai. Tiếp theo các nhà khoa học lại lấy ra tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác, loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa ở con cừu mẹ thứ nhất. Cuối cùng thông qua phóng điện kích hoạt làm cho nhân tế bào này bị tế bào trứng “bướng bỉnh” có thể tiến hành tách tế bào như trứng thụ tinh bình thường vậy. Khi tiến hành tách tế bào đến một giai đoạn nhất định cũng chính là đã hình thành phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba.

Quá trình sau này hoàn toàn giống với giai đoạn sau của quá trình mang thai thông thường, phôi thai ở trong cơ thể cừu mẹ thứ ba không ngừng phát triển cho đến khi sinh nở.

Về góc độ khoa học thì mẹ đẻ của Dolly chỉ là một con, đó chính là cừu mẹ cung cấp gen nhân tế bào tuyến sữa. Dolly từ chỗ mẹ đẻ đã kế thừa toàn bộ đặc trưng của gen ADN, cũng có thể nói rằng, Dolly là sản phẩm phục chế 100% của con cừu mẹ đó. Sau khi Dolly trưởng thành, hình dáng giống y hệt mẹ đẻ. Hai con cừu mẹ cung cấp tế bào trứng và giúp đỡ phôi thai lớn lên, nếu như cũng là mẹ của Dolly, cùng lắm chỉ có thể tính là “mẹ mang thai hộ”.

Ngày 13 tháng 4 năm 1998, chính Dolly cũng đã làm mẹ, nó giống như tất cả những cừu mẹ thông thường đã đẻ ra một chú cừu con một cách thuận lợi, đặt tên là Banny, còn cha của Banny là một chú sơn dương đực bình thường ở xứ Wales (Anh).