Giun đất có mắt hay không?

Giun đất, còn được gọi là “khúc thiện”, “địa long”. Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái. Khi gặp hòn đá hay gốc cây cứng, chúng sẽ chuyển hướng rất nhanh, đi đường vòng qua. Vậy thì, bằng cách nào chúng biết phía trước có chướng ngại vật?

Có người nói, giun đất có mắt, chúng dựa vào hai mắt để phân biệt phương hướng; cũng có người nói, động vật có đốt còn bậc thấp hơn côn trùng, tổ chức của chúng còn chưa phân hóa thành mắt. Theo nghiên cứu của các nhà động vật học thì giun đất do sống lâu ở dưới đất, phần đầu đã bị thoái hóa và không có mắt. Nổi lên ở phía trước phần đầu là mồm, gọi là mồm lá trước, không có tác dụng thị giác, chỉ dùng để tìm thức ăn và đào đất chui lỗ.

Tuy giun đất không có mắt, nhưng cơ quan xúc giác lại rất phát triển, bao gồm giác quan biểu bì, giác quan khoang miệng, giác quan tia sáng…, đối với những vật thể và môi trường mà giun tiếp xúc trong khi tiến lên phía trước, chúng đều có thể phản ứng rất nhạy cảm.
Ảnh đen trắng: Con giun đất
Các nhà khoa học đã làm hai cuộc thử nghiệm đối với xúc giác của giun đất như sau: cuộc thử nghiệm thứ nhất là đặt một tấm thép hoặc một hòn đá trên đường đi của giun đất, sau khi da của giun đất tiếp xúc với những vật thể này thì chúng lập tức chuyển hướng để lẩn tránh; cuộc thử nghiệm thứ hai là để giun đất ở những nơi có ánh sáng cường độ không giống nhau, kết quả là giun đất đi về phía ánh sáng yếu. Điều đó cho thấy giun đất dùng cơ quan xúc giác thay thế chức năng mắt, ngoài ra rất mẫn cảm đối với cường độ của ánh sáng, gặp ánh sáng mạnh thì sẽ lẩn trốn theo bản năng, điều này chứng minh rằng nó hoàn toàn thích ứng với cuộc sống trong đất.