Cóc có độc không?

Tên Hán Việt của cóc là “Thiềm”, ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng. Thực ra cái vẻ bề ngoài này lại rất thích hợp với bản thân cóc, vì chúng sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, màu da và nốt sần sùi rất giống bùn đất nên khó bị phát hiện, như vậy vừa có thể tránh được sự săn đuổi của kẻ thù, vừa dễ bắt các loại côn trùng làm thức ăn. Khi cóc bị tấn công ác liệt hoặc bị hại, bề mặt nốt da của chúng, đặc biệt là một đôi tuyến sau tai ở đầu sẽ phóng ra một loại dịch trắng như sữa. Quan sát kĩ hơn một chút, tuyến sau tai chính là hai miếng hình bầu dục nổi lên trên da mặt lưng của đầu. Ngoài ra, các mụn tròn nổi lên trên da cũng như tuyến sau tai vậy, đều do rất nhiều tuyến da tạo thành. Trừ một loại tuyến có thể tiết ra dịch dính để duy trì độ ẩm cho bề mặt da, còn có loại tuyến có thể tiết ra dịch tương màu trắng sữa. Loại dịch tương màu trắng sữa này có độc, đây chính là vũ khí tự vệ của chúng. Nhưng đối với con người mà nói, loại độc tố này quá nhẹ, không gây tác dụng gì đáng kể, nếu bôi lên trên tay hoặc các vị trí khác trên da đều không gây phản ứng gì. Nếu bôi vào mắt, do chúng có tác dụng kích thích cục bộ, chúng ta sẽ cảm thấy đau mắt, nhưng chỉ cần dùng nước rửa ngay thì sẽ chẳng có nguy hại gì cả. Chúng ta dùng tay bắt cóc, nếu không có ý làm hại chúng thì chúng sẽ không tùy tiện phóng dịch tương ra. Nhưng cần chú ý, không được ăn da và trứng cóc, ăn vào sẽ bị trúng độc dẫn tới tử vong.
Ảnh đen trắng: con cóc bên tảng đá
Trong Đông y có một vị thuốc gọi là Thiềm tô, chính là dùng loại dịch tương màu trắng sữa mà cóc tiết ra trộn với bột mì, có tác dụng trợ tim, giảm đau, cầm máu, trị mụn nhọt.